Hiểu lầm tai hại về tổ yến sào

Thứ 2 - Thứ 7: 8:00 AM - 5:30 PM 0946 450 723
CÔNG TY TNHH TÍN GIANG

Những điều bạn nên biết về Yến

Trang chủ / Tin tức

Hiểu lầm tai hại về tổ yến sào

Tổ yến sào là yến dùng để xào nấu?

Đây là sai lầm của đa số người dùng mới bắt đầu biết về tổ yến sào. Nhiều người vẫn cho rằng đó là món ăn liên quan mật thiết tới xào nấu, nhưng thực tế, sào là từ Hán Việt, chúng có nghĩa là tổ. Yến sào chỉ tổ của loài chim yến và thường dùng nước dãi của mình kết nên các sợi yến để làm tổ, ấp trứng hay đẻ và nuôi con. Vì vậy, yến sào không phải là loại thực phẩm dùng để xào nấu với mỡ hành như nhiều người lầm tưởng.

Bạn phải mất rất nhiều tiền mới có thể mua tổ yến sào

Do truyền thông và không ít lời truyền tải, nhiều khách hàng bị reo rắc vào tâm trí một suy nghĩ rằng tổ yến sào là một cái gì đó rất đắt đỏ. Bạn có thể phải chi trả 3 – 4 triệu chỉ cho 1 lạng thì sao đủ tiền ăn. Nhưng thực tế rằng, 100g yến có thể ăn được rất lâu. Với mỗi người trưởng thành, 3 – 5 g yến đó đã có thể sử dụng trong 2 – 3 tháng. Vì thế, chúng tuy được liệt vào hàng các sản phẩm quý hiếm nhất nên chi phí có thể đắt hơn hẳn các mặt hàng khác. Thế nhưng, chỉ với 1 lượng nhỏ bạn có thể sử dụng trong thời gian khá dài. Điều đó khiến cho những ai đã từng sử dụng sẽ thấy tổ yến sào không quá đắt như mọi người nghĩ.

Vậy tại sao bạn có thể bỏ ra hàng chục triệu đi spa mà chưa thấy rõ hiệu quả vẫn cứ lao vào? Bỏ ra tiền triệu để mua đủ thuốc kích thích bé ăn ngon, cải thiện chức năng sinh lý hay tăng trí nhớ cho người già thì không tiếc? Trong khi đó chỉ với số tiền kia bạn đã có thể khắc phục toàn bộ vấn đề này mà lại tuyệt đối an toàn, hiệu quả rõ rệt sau thời gian sử dụng. Hãy thay đổi suy nghĩ, nhận thức và tiêu dùng tổ yến sào một cách thông thái nhất nhé.

Yến nhà tốt như yến đảo?

Bạn cần hiểu rằng, yến đảo là loại chim hoang, chúng có tên khoa học học là Fuciphag. Còn yến nhà là tổ của loài chim có tên khoa học là Esculanta. Đây là hai loại chim hoàn toàn khác nhau về tập quán sinh hoạt hàng ngày, làm tổ hay săn mồi. Với Fuciphag, chúng chỉ làm tổ tại khu vực đảo hoang dã, nhất là vùng hang sâu. Còn Esculanta thường làm tổ trong các nhà yến được con người tạo dựng lên. Vì chịu tác động của môi trường khác nhau nên yến đảo và yến nhà có hàm lượng chất dinh dưỡng không giống nhau. Ở hoang đảo, Fuciphag giàu hàm lượng khoáng chất hơn do được hấp thụ từ các vách đá. Ngược lại, yến nhà do làm tổ trên vách gỗ nên lượng khoáng chất sẽ thấp hơn hẳn.

Mà hàm lượng khoáng chất trong tổ yến là yếu tố làm nên công dụng mạnh hay yếu của tổ yến. Ngoài ra, yến đảo làm tổ ngoài đảo khơi, chịu nhiều thời tiết khắc nghiệt nên hấp thu tinh khí của đất trời, sợi yến chưng lên ăn sẽ dai và thơm ngon hơn. Vậy nên, bạn không thể cho rằng yến đảo và yến nhà là như nhau.

Tên gọi yến huyết bắt nguồn từ máu và nước dãi của chim yến

Có vô vàn câu chuyện về yết huyết. Có người cho rằng, chúng có tên gọi như vậy là vì tổ được làm từ máu và nước dãi của chim yến. Đây là nhận thức sai lầm và hoang đường. Bởi trong quá trình làm tổ, chúng thường chọn hang động (đối với yến đảo) hoặc hang gỗ (với yến nhà) nên việc mất máu trong quá trình làm tổ là điều không phải. Hay lại có người cho rằng khoáng chất vùng đảo ngấm dần vào tổ yến tạo ra màu đặc trưng…. Điều này cũng hoàn toàn không có khoa học.

Một số quan niệm còn cho rằng, một loài chim yến ăn hải sản tạo ra yến huyết. Tuy nhiên, đây là một nhận định không có sức thuyết phục.

Mà thực chất, màu đỏ của tổ yến được tạo ra là do sự hấp thụ oxit sắt trên vách đá tạo thành. Kết hợp với đó, dãi chim yến có nhiều enzym – một chất xúc tác làm nảy sinh phản ứng hóa học. Bởi thế, chỉ khi làm tổ yến trên vách đó mới có thể tạo ra yến huyết (yến có màu đỏ), màu hồng, màu cam, màu vàng hay màu tím. Còn yến nhà chỉ có màu trắng mà thôi.

Người ăn chay không dùng tổ yến sào

Những người ăn chay không được dùng tổ yến – Đó là suy nghĩ của khá nhiều người nhưng thực tế, đó là lời truyền vô căn cứ. Bởi lẽ, con người khai thác tổ yến khi chim non đã đủ lông đủ cánh, có thể tự kiếm mồi và không còn chung sống với bố mẹ. Việc khai thác tổ yến không phải là sát sinh mà là giúp chim yến làm tổ khác, đảm bảo tổ mới chắc chắn hơn tránh gặp phải sự rình rập của con mồi.  Vậy nên hãy cứ tin rằng, người ăn chay ăn tổ yến là hoàn toàn không phạm giới.

Trên đây là những hiểu lầm về yến sào không ít người người mắc phải. Hi vọng với những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp bạn một phần nào “sáng dạ”, giải quyết được các khúc mắc bấy lâu nay. Thế nhưng, với công nghệ làm yến sào giả, nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa yến đảo và yến nhà, giữa yến trắng và yến đỏ. Các loại yến được “đính kèm” thêm nhiều vôi, sợi tổng hợp để tăng cân, nhằm mục đích thu lợi nhuận… Đặc biệt các loại yến giả thường có thêm chất H202. Chúng có thể là mầm bệnh cho các bệnh ung thư gây nguy hại tới tính mạng con người nếu ăn phải, ăn nhiều lần, ăn dài hạn.

Do đó, ngoài việc tìm hiểu kỹ các sai lầm trên, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu thêm về việc phân biệt yến sào thật và giả để trở thành người tiêu dùng thông minh, không mắc phải chiêu trò lừa bịp và lựa chọn yến sào chất lượng, ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình nhé.

Hotline